Sử dụng laptop bị điện giật và cách khắc phục

27/07/2015 - Thủ Thuật
Trong khi đang sử dụng laptop, khi cắm bộ sạc adapter vào và sờ tay vào trên máy ở những điểm tiếp xúc kim loại thì có hiện tượng điện giật. Hiện tượng điện giật như trên có thể gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Qua bài viết dưới đây, SUACHUALAPTOP24H sẽ chia sẻ với bạn hiện tượng và cách khắc phục laptop bị điện giật an toàn, hiệu quả.

 

SỬ DỤNG LAPTOP BỊ ĐIỆN GIẬT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
 
Khi vừa sử dụng laptop vừa cắm bộ sạc adapter vào và sờ tay vào  trên máy ở những điểm tiếp xúc kim loại thì có hiện tượng điện giật. Hiện tượng điện giật như trên không riêng gì máy vi tính bị giật điện mà hầu hết các thiết bị điện gia dụng trong gia đình đều có thể xảy ra. Qua bài viết dưới đây, Sửa chữa Laptop 24h.com sẽ chia sẻ với bạn hiện tượng sử dụng laptop bị điện giật và cách khắc phục. 
 
Sử dụng laptop bị điện giật 
 
Để giải thích nguyên nhân trên ta cần xem các nguyên nhân gây điện giật và tiêu chuẩn mức độ an toàn cho phép khi sử dụng các thiết bị có hiện tượng giật.

1. Điện giật tác động lên con người khi có dòng điện chạy qua cơ thể

Cảm giác điện giật càng nặng nề khi dòng điện càng lớn:
+ 0,6 -1,5mA: Bắt đầu thấy ngón tay tê nhẹ.
+ 2 - 3mA: Ngón tay thấy tê mạnh.
+ 3 - 7mA: Bắp thịt co lại và rung rung.
+ 8 - 10mA: Tay thấy đau và co lại nhưng vẫn cố rút tay ra được.
+ 20 - 25mA: Tay đau và co mạnh, không thể rời khỏi vật có điện.
+ 50 - 80mA: Cơ quan hô hấp bị tê liệt, tim bị kích thích đập mạnh.
+ 90- 100mA: Tim bị tê liệt hoặc ngừng đập.

Dòng điện qua cơ thể người khi chạm tay vào một vật có điện thế. Do con người có điện trở nên điện thế thấp dưới mức nào đó sẽ không gây ra dòng điện giật nguy hiểm. Các nước khác nhau quy định mức điện áp nguy hiểm khác nhau từ 25V tới 65V.
 
 
Bị điện giật khi đang sử dụng laptop 
 
Các trường hợp rò rỉ điện nhẹ tức là trường hợp nguồn điện thế có nội trở cao. Khi đó nếu dùng vôn kế đó sẽ thấy có điện thế đáng kể vì các dụng cụ đo này dùng một dòng điện vô cùng nhỏ để đo lường. Như vậy khi chạm tay vào thì chỗ rò rỉ điện này có điện trở cao sẽ sinh ra dòng điện nhỏ không đủ nguy hiểm.

Dây trung tính: là dây nối giữa điểm nối chung (N) của 3 pha điện của máy phát điện với điểm trung tính của phụ tải. Trên lý thuyết nếu dòng điện tiêu thụ của 3 pha cân bằng thì dây trung tính không có dòng điện. Trên thực tế do không bao giờ có chuyện cân bằng tuyệt đối nên dây trung tính bao giờ có cùng dòng điện chạy qua.

2. Các nguyên nhân gây điện giật khi sử dụng thiết bị

Thiết bị không hợp chuẩn: Bộ nguồn (PSU) và adapter sản xuất ở thị trường Mỹ, Châu Âu, và Châu Á có tiêu chuẩn khác nhau do (lưới điện hạ thế ở Mỹ, Châu âu là 110V và Châu á 220V) do tiêu chuẩn điện áp nguy hiểm ở các quốc gia khác nhau từ 25V – 65V (rò điện thấy giật nhưng nằm trong giới hạn từ 25V – 65V là cho phép). Do tiêu chuẩn khác nhau nên trong thiết kế mạch nguồn của PSU và Adapter việc bố trí mạch hồi tiếp chống rò điện cũng khác nhau.
 
Thiết kế hệ thống điện trong gia đình không đúng tiêu chuẩn: Không có tiếp đất, hoặc trong quá trình sử dụng đấu nối dây không đúng dẫn đến rò chạm điện.
 
Rò điện do linh kiện và thiết bị không đạt tiêu chuẩn.

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi sử dụng laptop 

3. Cách khắc phục khi sử dụng laptop bị điện giật

Cần xác định nguyên nhân gây điện giật để khắc phục đúng cách.

Khắc phục nguyên nhân gây điện giật 
 
+ Kiểm tra lại Adapter của ban, ban thử cám Adapter khác xem có hiện tượng đó không.
+ Đảo cực phích cắm (khắc phục được hiện tượng lệch dòng)
+ Gắn dây tiếp đất (desktop), laptop sử dụng ổ cắm 3 chấu có tiếp đất.
+ Đối với PSU kiểm tra mạch hồi tiếp và các linh kiện tụ, diot, thay thế các linh kiện bị hỏng, phù tụ,…
 
Trên đây là những hiện tượng sử dụng laptop bị điện giật và cách khắc phục an toàn và hiệu quả.

Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Xem thêm:

 

Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
X
Đặt lịch hẹn sửa chữa
Hãy đặt lịch trước để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
Liên hệ tổng đài 1800 6024 - Hoặc 085 245 3366 để được đặt lịch.
X
Tra cứu bảo hành
Dễ dàng theo dõi tình trạng bảo hành máy của bạn
Tra cứu thông tin bảo hành

Nhập thông tin bảo hành

Đặt lịch

0.26098 sec| 2499.5 kb